I. GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Câu 1. Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống từ
thấp đến cao.
Hướng dẫn trả lời:
-
Nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao: Tế bào " Cơ thể " Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái - Sinh quyển.
Câu 2. Nêu năm giới sinh vật, đặc điểm của từng
giới.
Hướng dẫn trả lời:
+
Giới khởi sinh: sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng
hoặc tự dưỡng. Bao gồm các loài vi khuẩn, VSV cổ
+
Giới nguyên sinh: bao gồm các sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào,
dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng hoặc tự dưỡng. Bao gồm: Tảo; nấm nhầy và động vật
nguyên sinh.
+
Giới nấm: bao gồm các sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, dinh
dưỡng theo kiểu dị dưỡng hoại sinh.
+
Giới thực vật: Bao gồm các sinh vật đa
bào nhân thực, có khả năng quang hợp, dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
+
Giới động vật: Bao gồm các sinh vật đa bào nhân thực, dinh dưỡng theo kiểu dị
dưỡng.
Câu 3. Nêu sự đa dạng của thế giới sinh vật.
Hướng dẫn trả lời:
-
Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhất là đa dạng loài. Đa dạng loài là mức độ phong
phú về số lượng, thành phần loài. Đa dạng sinh vật còn thể hiện ở đa dạng quần
xã và đa dạng hệ sinh thái.
II. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Câu 4.
Nêu các thành phần hoá học của tế bào.
Hướng dẫn trả lời:
+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): C, H, O, N, ...
+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): Cu, Fe, Zn...
Câu 5.
Kể tên các vai trò sinh học của nước đối với tế bào.
Hướng dẫn trả lời:
- Vai trò của nước : là thành phần chủ yếu trong mọi cơ
thể sống. là dung môi hoà tan các chất, là môi trường phản ứng, tham gia các
phản ứng sinh hóa....
Câu 6.
Nêu cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit, prôtêin và các vai trò sinh học của
chúng trong tế bào.
Hướng dẫn trả lời:
a- Cacbohiđrat : là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên
tố C, H, O .
Bao gồm: Đường đơn, đường đôi
và đường đa.
Chức năng :+ Là nguồn năng
lượng dự trữ cho tế bào và cho cơ thể.
+ Là thành
phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể
+ Cacbohidrat liên kết với
prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin
là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
b- Lipit : Là hợp chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong
dung môi hữu cơ.
Lipit bao gồm lipit đơn giản ( mỡ, dầu, sáp)
và lipit phức tạp ( photpholipit và stêrôit).
Chức năng :- Là thành phần
cấu trúc nên màng sinh chất
- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào
(mỡ, dầu)
- Tham gia vào điều hoà quá trình trao
đổi chất (hooc mon)....
c- Prôtêin : là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là các
axit amin.
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc
không gian:
+ Cấu trúc bậc 1: Là một chuỗi
polipeptit do các axit amin liên kết với nhau tạo thành. .
+ Cấu trúc bậc 2: Do cấu trúc bậc 1 co
xoắn (dạng a) hoặc gấp nếp (dạng b).
+ Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc không gian 3
chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp.
+
Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo
thành.
Chức năng:
Loại Prôtêin
|
Chức năng
|
VD
|
1.
Prôtêin cấu trúc
|
-
Cấu trúc nên TB và cơ thể
|
-
Kêra tin cấu tạo nên lông, tóc, móng tay
|
2.
Prôtêin Enzim
|
-
Xúc tác các phản ứng
|
-
ainilaza thủy phân tinh bột
|
3. Prôtêin
hoocmôn
|
-
Điều hòa vận chuyển vật chất của TB và cơ thể
|
- InSulin điều chỉnh lượng gllucôzơ hg máu.
|
4.
Prôtêin dự trữ
|
- Dự
trữ các aa
|
- Albumin, P sừa.
|
5. Prôtêin
vận chuyển
|
-
Vận chuyển các chất
|
- Hp vận chuyển O2
và CO2
|
6. Prôtêin
thụ thể
|
-
Giúp TB nhận biết tín hiệu hóa học
|
- Các P thụ thể trên màng sinh chất.
|
7. Prôtêin
co dãn
|
- Co cơ, vận chuyển
|
-
Actin và miôzin trong cơ
|
8. Prôtêin
bảo vệ
|
-
Chống bệnh tật
|
- Các kháng thể
|
Câu 7. Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN
Hướng dẫn trả lời:
1. Cấu trúc của
ADN
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
- Mỗi nuclêôtit gồm 3 phần:
+ Đường (5C)
pentôzơ (C5H10O4).
+ Nhóm phôtphat.
+ 1 trong 4 loại
bazơ nitơ: A(Ađênin), T(Timin), G(Guanin), X(Xitôzin).
- Các nuclêôtit trên 1 mạch liên
kết với nhau bằng liên kết hóa trị theo 1 chiều xác định tạo nên 1 chuỗi
pôlinuclêôtit.
- Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi
pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ của các
nuclêôtit theo NTBS:
· A
liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô.
· G
liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
- Cấu trúc không gian ADN là 1
chuỗi xoắn kép gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn lại quanh 1 trục theo chiều từ
trái sang phải.
+ ADN có tính đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các
nuclêôtit.
+ ADN có tính đa dạng, thay đổi trật tự sắp xếp các nuclêôtit tạo các loại ADN
khác nhau.
- Ở TB nhân sơ ADN có cấu trúc mạch
vòng.
- Ở tế bào nhân thực ADN có cấu trúc mạch thẳng.
2. Chức năng của ADN
- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền.
- Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số
lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
Câu 8. Trình bày cấu trúc và chức năng
của ARN, so sánh với cấu trúc của ADN.
Hướng dẫn trả lời:
1 Cấu trúc ARN
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
- Mỗi nuclêôtit gồm 3 phần:
+ Đường (5C) pentôzơ (C5H10O5).
+ Nhóm phôtphat .
+ 1 trong 4 loại bazơ nitơ: A(Ađênin),
U(Uraxin), G(Guanin), X(Xitôzin).
- Dựa vào chức năng có 3 loại ARN khác nhau.
+ mARN: là 1 chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng.
+ tARN: cấu trúc với 3 thùy.
+ rARN: chỉ có 1 mạch nhưng nhiều vùng, các nuclêôtit liên kết bổ sung
với nhau.
2. Chức năng
- mARN: truyền thông tin từ ADN đến ribôxôm và được dùng như một
khuôn để tổng hợp prôtêin.
- tARN: vận chuyển aa tới ribôxôm tiến hành dịch mã.
- rARN: tham gia tổng hợp ribôxôm.
3. So sánh
Điểm so sánh
|
ADN
|
ARN
|
Số
mạch, số đơn phân
|
2
mạch dài (hàng trục nghìn đến hàng KT nu)
|
1
mạch ngắn (hàng chục đến hàng nghìn nu)
|
Thành
phần của 1 đơn phân
|
- H3PO4
- Đường: C5H10O4
- Bazơnitơ: A, T, G, X
|
- H3PO4
- Đường: C5H10O4
-
Bazơnitơ: A, U, G, X
|