Câu 1:
Đoạn tóm tắt gồm
các ý:
- Tổ trinh sát
mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh niên
xung phong rất trẻ là Phương Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao.
- Nhiệm vụ của
họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây
ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
- Công việc của
họ nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với thần chết.
- Cuộc sống của
họ gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ,
những phút thanh thản mơ mộng và dù mầi người một tính, họ vẫn rất yêu thương
nhau.
- Phương Định là
cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm.
- Phần cuối
truyện kể về hành động,các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá
bom.
Câu 2:
* Về nội dung :
- Đề bài yêu cầu
phân tích một nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện nhằm mục đích làm rõ ý nghĩa
chi tiết đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của tác giả
- Cần chỉ ra
được các chi tiết kì ảo trong câu chuyện :
+ Phan Lang nằm
mộng rồi thả rùa
+ Phan Lang gặp
nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ
giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện
về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến
mất.
- ý nghĩ của
các chi tiết huyền ảo:
+ Làm hoàn chỉnh
thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến
chồng con, khao khát được phụ hồi danh dự.
+ Tạo nên một
kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ thể hiện ước
mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân
+ Tăng thêm ý
nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.
* Về hình
thức:
- Câu trả lời
ngắn gọn, giải thích làm rõ yêu cầu của đề bài.
- Các ý có sự
liên kết chặt chẽ.
- Trình bày rõ
ràng, mạch lạc.
Câu 3:
A- Mở bài :
- Giới thiệu bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên.
- Giới thiệu
nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu)
B- Thân bài :
* Từ cảm xúc về
mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm
“mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.
1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời.
Muốn làm con
chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca à Phân tích
các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải.
- Điệp ngữ “Ta làm…”, “Ta nhập vào…” diễn tả một
cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống
hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất
nước.
- Điều tâm niệm
ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự
nhiên giản dị.
+ “Con chim
hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ
đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông
hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang
trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước
nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước.
2. Ước nguyện
ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
- Nguyện làm
những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời
+ Giữa mùa xuân
của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”.
Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một
nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm
nhường.
- ý thức về sự
đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình
góp cho đất nước.
- Hiểu mối quan
hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca
chung.
+ Những hình ảnh
con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật
đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những
hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều
tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
+ Bằng giọng thơ
nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung
linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mầi người phải mang đến cho
cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé,
cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi
tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.
- Sự thay đổi
trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước
nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “mùa
xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất
bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.
- Ước nguyện
dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ.
GV mở rộng:
Giữa hai phần
của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình “tôi” sang
“ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng
như một dụng ý nghệ thuật, thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng
trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu thơ “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ đầu vừa thể
hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu, trân
trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn
không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô
trương. Còn trong phần sâu, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát
vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì
đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện
ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái “tôi” của
tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành
cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình mà nhận ra được một giọng
riêng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải : muốn được làm
một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca một cách lặng lẽ chứ không phô trương,
ồn ào.
* Khổ thơ
thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.
Đặt khổ thơ
trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp
tâm hồn nhà thơ.
C- Kết bài :
- Tất cả đều
thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục.
- Chỉ một “mùa
xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp.