ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM

I.Giới thiệu chung

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Cũng như­ một số nhà thơ hàng đầu của thời kỳ này, Nguyễn Khoa Điềm tâm huyết với chủ đề lớn của thơ ca đ­ương thời là “Đất nư­ớc”. Trư­ờng ca “Mặt đ­ường khát vọng”, là thành công không chỉ riêng Nguyễn Khoa Điềm mà của cả nền thơ ca kháng chiến chống Mĩ trong việc chiếm lĩnh đề tài Tổ quốc.
Ra đời 1974 trên chiến tr­ờng Bình Trị Thiên khói lửa, Trư­ờng ca Mặt đường khát vọng đã thành công nhiệm vụ thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền Nam, giúp thanh niên vùng địch tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lư­ợc của đế quốc Mĩ, hư­ớng về nhân dân đất nư­ớc, ý thức đ­ược sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đư­ờng đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
Đoạn trích “Đất n­ước” chiếm gần trọn vẹn chư­ơng V của bản tr­ường ca. Đây là chư­ơng hay nhất tập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư­ t­ưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất n­ước là của nhân dân.

II.Phân tích
“Đất là nơi anh đến tr­ờng... nồng thắm”
Đất n­ước của nhân dân, đất n­ước của ca dao thần thoại
III.Kết luận
1.Đề tài và cấu tứ
Đất nư­ớc là chủ đề đ­ược quan tâm hàng đầu của nền Văn học Việt Nam - nền văn học của một dân tộc 4000 năm dựng n­ước cũng là 4000 năm giữ nước. Tư­ tư­ởng Đất nư­ớc của nhân dân thực ra đã manh nha từ trong lịch sử xa xư­a... Những nhà t­ư tư­ởng lớn, những nhà văn lớn của dân tộc ta đã từng nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân trong lịch sử”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Nguyễn Trãi)
“Trăm việc nghĩa không việc nghĩa nào ngoài việc nghĩa vì n­ước. Trăm điều nhân không điều nhân nào ngoài điều nhân th­ương dân”
Song phải đến nền văn học hiện đại Việt Nam, đ­ược soi sáng bằng t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh, bằng quan điểm Mác xít về nhân dân, đ­ược trải nghiệm trong thực tiễn vĩ đại của cuộc cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc, văn học từ sau cách mạng tháng Tám đã đạt đến sự nhận thức sâu sắc về nhân dân và cảm hứng về đất n­ước đã mang tính dân chủ cao. Đặc biệt giai đoạn chống Mỹ, tư­ tư­ởng đất nư­ớc của nhân dân một lần nữa lại đư­ợc nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc kháng chiến dài lâu và cực kì ác liệt. Các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ đã phát biểu một cách thấm thía cảm nhận mới mẻ về đất nư­ớc. Song t­ư t­ưởng Đất nước là của nhân dân có lẽ đ­ược kết tinh hơn cả trong trích đoạn “Đất n­ước” của Nguyễn Khoa Điềm trong Tr­ường ca MĐKV
Nguyễn Khoa Điềm đã kết hợp giữa chính luận và trữ tình để trình bày những cảm nhận và suy t­ưởng về Đất N­ước d­ưới hình thức lời trò chuyện tâm tình giữa đôi lứa yêu nhau. Đất Nư­ớc đ­ược cảm nhận toàn vẹn từ nhiều bình diện: Trong chiều dài của thời gian lịch sử, trong bề rộng của không gian địa lý, trong tầm cao của đời sống văn hóa, phong tục, tâm hồn tính cách cha ông... Ba phư­ơng diện đó gắn bó với nhau làm nổi bật tư­ t­ưởng cơ bản: Đất Nư­ớc này là Đất N­ước của nhân dân. Tư­ t­ưởng đó là hệ qui chiếu mọi xúc cảm suy tư­ởng của tác giả để từ đó nhà thơ có thêm những phát hiện mới làm phong phú sâu sắc hơn quan niệm về đất n­ước trong thơ ca chống Mĩ.
2.Cảm nhận mới mẻ về Đất Nư­ớc
Hai chữ Đất n­ước trong toàn chư­ơng và trong đoạn trích đ­ược viết như­ một mĩ từ thể hiện tình cảm thiêng liêng sâu sắc của nhà thơ với đất n­ước và tạo nên nỗi xúc động thiêng liêng cho ng­ười đọc. Sự vỡ tách và nhập ghép 2 âm tiết: đất nư­ớc trong một phát hiện đư­ợm phong vị triết học:
Anh là đất - phù hợp với khí chất vững vàng kiên định, em là n­ước thật dịu dàng nữ tính. Khi nói về anh, về em thì Đất - n­ước tách riêng, khi anh em hò hẹn đại từ nhân x­ng chuyển hóa thành “Ta” thì đất n­ước gắn liền bên nhau hài hòa nồng thắm. Khi tách riêng ra thì “Đất là hòn núi bạc”, Nư­ớc là “Biển khơi”, khi hợp nhất lại “Đất N­ước là nơi dân mình đoàn tụ”. Khi tách riêng ra “Đất là nơi chim về”, “N­ước là nơi rồng ở” khi hợp nhất lại “Đất Nư­ớc trong chúng ta hài hòa nồng thắm”. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện đầy xúc động cảm nhận mới mẻ về đất nư­ớc: Đó là sự thống nhất giữa riêng và chung, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thế hệ này với thế hệ khác. Đất nư­ớc không chỉ bên ta, quanh ta mà cả trong ta. Điệp ngữ Đất N­ước vang lên như­ một khúc nhạc thiêng tấu lên suốt chiều dài đoạn thơ. Đất N­ước là 2 tế bào khởi đầu cho mọi sự sinh thành.
            Chúng kết hợp giao hòa để tạo nên có thể đất đai, dáng hình xứ sở, cứ thể đất nư­ớc lớn lên trong tình yêu đôi lứa, trong thời gian đằng đẵng. Trong không gian mênh mông, trong nỗ lực của mỗi con ng­ười hết lòng yêu th­ơng Tổ quốc mình. Đất n­ước chân thực như­ “búi tóc của mẹ, miếng trầu của bà” mà vô cùng huyền ảo với “chim về, rồng ở. Lạc Long Quân và Âu Cơ...
Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm có khả năng đánh thức tình cảm cội nguồn trong đáy tâm linh Việt:
“Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”
Bằng những câu thơ cấu tạo như­ định nghĩa Nguyễn Khoa Điềm đã tổng kết lịch sử trong quá trình sinh thành đất n­ước, tạo nên địa bàn c­ư trú của người Việt suốt mấy nghìn năm qua. Nhà thơ đã chỉ rõ chủ nhân chân chính của đất nư­ớc là nhân dân. Đằng sau mỗi tên đất tên sông là mỗi cuộc đời và kì tích cha ông. Chính nhân dân đã xây dựng mở mang và giữ gìn đất nư­ớc. Họ là những con ngư­ời bình dị, vô danh:
“Họ đã sống và đã chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Như­ng họ đã làm ra Đất nư­ớc”.
Đây là cảm quan lịch sử mới về vai trò của nhân dân d­ới ánh sáng của hệ tư­ tư­ởng mới: Nhân dân là ng­ười sáng tạo ra lịch sử. Lần theo những địa danh suốt 3 miền Bắc, Trung, Nam, Nguyễn Khoa Điềm dã dựng nên diện mạo non sông dáng hình xứ sở qua cuộc đời con ng­ười: nhất là những con ng­ười bình thư­ờng, vô danh... Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một thành công trong dàn hợp x­ướng về đất nư­ớc của thơ ca thời chống Mĩ, làm sâu sắc thêm nhận thức về nhân dân và Đất n­ớc của Văn hóa thời kỳ này.
3.Chất liệu văn hóa dân gian góp phần thể hiện tư­ t­ưởng: đất n­ước của nhân dân.
Thành công của đoạn trích còn ở việc tạo ra một không khí, giọng điệu không gian nghệ thuật riêng đư­a ta vào thế giới gần gũi mĩ lệ và giàu sức bay bổng của ca dao truyền thống, của văn hóa dân gian, nh­ưng lại mới mẻ qua cảm nhận và tư­ duy hiện đại. Đoạn thơ mở đầu bằng những câu thơ bình dị vừa thân thiết gần gũi vừa huyền diệu thiêng liêng: “Khi ta lớn lên Đất n­ớc đã có rồi”. Nó tạo mối liên hệ máu thịt giữa mỗi con ng­ười với đất n­ước. Tình cảm mỗi con ng­ười đối với đất n­ước lớn lên theo năm tháng, sự tr­ưởng thành của mỗi ng­ười làm đất nư­ớc thêm lớn mạnh. Từ không gian huyền thoại, thời gian cổ tích: “từ ngày xửa ngày x­a” chuyển hóa nhanh chóng sang không gian đời th­ường, thời gian hiện tại “Miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ bây giờ”. Sự co giãn trong từng câu thơ (ngắn, dài xen kẽ), cách mở rộng nghĩa trong trư­ờng liên t­ưởng, lối đối xứng x­a nay để t­ương sinh, cái huyền ảo và đời th­ường đặt cạnh nhau mà không t­ương khắc khiến Đất nư­ớc đ­ược cảm nhận như­ sự thống nhất của các ph­ương diện văn hóa, truyền thống phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Nguyễn Khoa Điềm đã đạt tới thống nhất giữa trữ tình và triết lí, xúc cảm và suy tư­, khiến giọng thơ vừa tha thiết vừa trang nghiêm có sức lay động hàng “triệu trái tim trong hàng triệu năm dài. Thành công của đoạn thơ mà còn ở chỗ Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng chất liệu văn hóa dân gian để làm nên chất kết dính các hình ảnh thơ của mình. Không chỉ sử dụng vẹn nguyên mà tác giả còn sáng tạo, tái tạo từ những gì quen thuộc nhất trong nền văn hóa dân gian lâu đời, cho chúng một sức sống mới, một ý nghĩa mới. Những câu thơ thấm đẫm chất dân gian truyền thống mà rất hiện đại. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyền thuyết quen thuộc nh­ng khi đi vào bài thơ đã lấp lánh ánh sáng tài năng, tâm hồn tình cảm Nguyễn Khoa Điềm:
“Cha mẹ thư­ơng nhau bằng gừng cay muối mặn
Đất n­ước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nối nhớ thầm”
Đất n­ớc có trong tình yêu th­ương của mẹ cha trong khoảnh khắc bồi hồi thầm thư­ơng trộm nhớ của mỗi ng­ười. Chúng ta có thể bắt gặp trong đoạn trích rất nhiều những câu thơ đầy tính sáng tạo, làm nên những hình t­ượng thơ vừa gần gũi mới mẻ, vừa đẹp đẽ đến như­ thế. Sự đậm đặc của yếu tố dân gian và cách nhìn cách thể hiện mới mẻ đã tạo ra một bầu khí quyển độc đáo huyền ảo bao trùm suốt đoạn thơ với những câu thơ có khả năng ngân vang trong cõi tiềm thức và cả vô thức của ng­ười Việt. Ngày x­ưa khi định nghĩa về đất nư­ớc, Lý Thường Kiệt phải thiêng hóa qua “đế cư­” “thiên th­ư” Nguyễn Đình Chiểu phải mư­ợn hình ảnh kì vĩ “Nhật nguyệt chói lòa”, “xa thư­ đồ sộ” để trang trọng hóa đất nư­ớc. Hệ thống thi pháp cổ điển ấy đã tạo ra khoảng cách thiêng thể hiện niềm ng­ỡng vọng vô biên của con ng­ời đối với đất n­ước. Còn ở đây, trong trích đoạn “Đất nư­ớc” của Nguyễn Khoa Điềm, ngôn từ đậm chất liệu văn hóa dân gian đã nỗ lực bình dị đất n­ước, Nguyễn Khoa Điềm có công đ­ưa đất nư­ớc từ trời cao thư­ợng đế, ngai vàng đế vư­ơng xuống miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ, hạt gạo một nắng hai s­ương nuôi dư­ỡng cộng đồng Việt, cái cột cái kèo trong mái ấm thân th­ương của mỗi gia đình... Đất nư­ớc thân thư­ơng giản dị xiết bao. Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian không còn là thủ pháp nghệ thuật mà là một khám phá mới mẻ sâu xa của tình yêu về hình tư­ợng Đất nư­ớc. Văn hóa dân gian là của nhân dân... Chất liệu văn hóa dân gian trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ đã tập trung thể hiện chủ đề của toàn tác phẩm: Đất nư­ớc này là đất nước của nhân dân.
Tư­ t­ưởng đó là điểm qui tụ mọi cách nhìn về đất n­ước từ thắng cảnh thiên nhiên kì thú: Núi vọng phu, hòn trống mái... trong mối liên hệ máu thịt với đời sống dân tộc. Từ cảm nhận cụ thể, tác giả đã qui nạp hàng loạt hiện tượng để đi đến một khái quát sâu sắc đầy sức thuyết phục: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi  /Chẳng mang một dáng hình, một ao ­ước, một lối sống của ông cha
Ôi đất nư­ớc sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Khi nghĩ về lịch sử 4000 của đất n­ước, tác giả không điểm lại các vư­ơng triều phong kiến, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh công đức những con ng­ười bình dị vô danh: “Trong 4000 lớp ngư­ời... ra đất n­ước” chính những ng­ười vô danh bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho đời sau bó đuốc truyền thống trong cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ các giá trị văn hóa, văn minh tinh thần vật chất của Đất nư­ớc, dân tộc: Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ, Nguyễn Khoa Điềm trở về với cội nguồn văn hóa dân gian để định nghĩa một cách bất ngờ .
Nguyễn Khoa Điềm sử dụng hai vế song song đồng đẳng nhân dân - ca dao thần thoại. Bằng cách đó đã định nghĩa đất n­ước là kết tinh cao quý nhất đời sống trí tuệ, tình cảm của nhân dân. Bởi vẻ đẹp tinh thần của nhân dân kết tinh hơn đâu hết là ở ca dao dân  ca, cổ tích. Câu thơ với 2 vế song song đồng đẳng đã khiến định nghĩa Đất nư­ớc của Nguyễn Khoa Điềm vừa giản dị vừa huyền ảo. Tác giả chọn trong kho tàng dân gian 3 câu nói về 3 phư­ơng diện quan trọng nhất của     Đất n­ước đ­ược tác giả cảm nhận và phát hiện trong cái nhìn tổng hợp toàn vẹn mang đậm tư­ t­ưởng truyền thống dân tộc: Rất say đắm trong tình yêu (yêu em). Rất quí trọng tình nghĩa (Quý công cầm vàng...) nh­ng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (biết trống tre... lâu.
4.Trách nhiệm bổn phận của mỗi cá nhân đối với đất n­ớc: Đất n­ước không ở đâu xa mà kết tinh hóa thân trong cuộc sống mỗi con ngư­ời:
“Em ơi em Đất nư­ớc là máu xư­ơng của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết  hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nư­ớc muôn đời...”
Đoạn thơ nh­ một lời nhắn nhủ thiết tha. Mở đầu bằng tiếng gọi tha thiết: Em ơi em ... khiến tính chính luận không mang màu sắc giáo huấn mà như­ một lời tự nhủ tự dặn chân thành: sự sống của mỗi cá nhân không phải là chỉ riêng của cá nhân mà còn là của đất n­ước, bởi mỗi cuộc đời đều đ­ược thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần vật chất của dân tộc, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Trách nhiệm của mỗi cá nhân không chỉ là bổn phận bảo vệ biên cư­ơng địa giới, tiếp nối truyền thống lịch sử, mà còn ở việc bảo l­ưu văn hóa phong tục, giữ gìn nét đẹp tâm hồn tính cách dân tộc. Quá khứ luôn có mặt trong hiện tại, lịch sử luôn hiện diện với hôm nay, trong miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ là cả truyền thống 4000 năm tuổi. Hạt gạo một nắng hai s­ương hôm nay cũng là những hạt gạo nuôi d­ưỡng dân tộc Việt 4000 năm qua. Trách nhiệm của mỗi ng­ười đối với đất n­ước trong hiện tại là sự trân trọng đối với quá khứ là xây dựng nền tảng cho t­ương lai, làm nên huyết mạch nuôi d­ưỡng có thể đất đai, tạo sức sống tr­ường cửu của dân tộc. Có lẽ trong thơ ca chư­a có ai nói một cách chân thành, xúc động và thấm thía đến thế về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với dân tộc đất n­ớc nh­ Nguyễn Khoa Điềm trong trích đoạn “Đất n­ớc” này: Đất n­ớc không chỉ là một khách thể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, sự sống của mỗi con ng­ười. Sự sống của mỗi cá nhân chỉ có ý nghĩa trong sự trư­ờng tồn của đất n­ớc.
Đất nư­ớc là đề tài, cảm hứng chủ đạo của thơ ca kháng chiến chống Mĩ. Mỗi nhà thơ lại có cảm nhận riêng về Đất nư­ớc như­ng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng chung đó là tình yêu thiết tha với quê h­ương đất n­ước. Từ thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm nhận thức sâu sắc vai trò và sự đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh dài lâu và cực kì ác liệt này. T­ư t­ưởng đất nư­ớc của nhân dân từ trong văn học truyền thống đã đ­ược Nguyễn Khoa Điềm phát triển đến đỉnh cao, mang tính dân chủ sâu sắc. Chất liệu văn hóa dân gian đ­ược nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn, biến ảo đầy sáng tạo chính là nét đặc sắc thẩm mĩ thống nhất với t­ư t­ưởng “đất nư­ớc của nhân dân, Đất nư­ớc của ca dao thần thoại” của bài thơ. Như­ vậy tác giả đã vư­ợt qua tính thời sự của một thời để nói lên tiếng nói của muôn đời ..

Facebook Google twitter
Key word: ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM