NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI

I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- HS nhận biết được công dụng và cấu tạo của một số loại nhiệt kế
-Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tình huống để làm thí nghiệm
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Rèn tính trung thực, cẩn thận, chính xác trong làm thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
 *Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
-  3 côc thủy tinh
- Một chậu đựng nước
- Một bình đựng nước đá
- Một phích nước nóng
- Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thủy ngân (hoặc dầu nhờn pha màu), một nhiệt kế y tế
- Phiếu hoạt động nhóm
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thực hành, thảo luận. suy luận và tổng hợp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Câu 1:Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
*Đặt vấn đề
- GV: Cho HS quan sát đoạn tình huống trên Video
? Vậy làm thế nào để kiểm tra xem người con đó có bị sốt hay không?
- HS: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể
GV: Vậy nhiệt kế có cấu tạo như thế nào và hoạt động dựa theo nguyên tắc nào à Bài mới
3. Bài mới

Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh
? Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
? Nêu dụng cụ thí nghiệm
- HS: +Một phích nước nóng
         + Một chậu đựng nước
         + Ba côc thủy tinh
         + Một chậu đựng nước đá
- GV: Trình chiếu đoạn video để học sinh nêu ra các bước làm thí nghiệm
? Theo em bước 1 ta phải làm gì?
- HS: Lấy nước ở trong chậu đổ vào 3 côc thủy tinh
- GV: Chốt luôn bước 1
? Bước 2 ta cần phải làm gì?
- HS: Đổ nước nóng vào cốc c và bỏ đá vào cốc a
? Tương tự với bước 3 và bước 4
- HS: Bước 3: Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào bình a, ngón tay trỏ của bàn tay trái vào bình b (để khoảng 1ph)
- Bước 4: Rút cả 2 ngón tay ra vào nhúng vào bình b
? Nhận xét về cảm giác của ngón tay ngay sau khi thực hiện bước 3 và bước 4
? Yêu cầu 1HS nêu lại các bước để làm thí nghiệm
GV: Chốt lại các bước để tiến hành thí nghiệm
* Chú ý: Các em đổ nước nóng khéo không bỏng
- GV: Phân nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ
? Hoạt động nhóm trong vòng 5 ph
? Nhận xét về cảm giác nóng lạnh của tay
GV: Các nhóm thực hành xong yêu cầu trả lời câu hỏi:
? Nhiệt độ của nước trong cốc b có thay đổi không?
- HS: Không
? Cảm giác của hai ngón tay khi cho vào cốc b như thế nào?
- HS: Hai ngón tay có cảm giác khác nhau
? Cảm giác của ngón tay có cho biết chính xác mức độ nóng lạnh không?
- HS: Cảm giác của ngón tay không cho phep chúng ta xác định chính xác mức độ nóng lạnh
? Vậy theo con người mẹ đặt tay để kiểm tra xem con có sốt không có chính xác không?
- HS: Không, nó phụ thuộc vào tay của người mẹ
- GV: Phát cho các nhóm nhiệt kế
? Vậy nhiệt kế dùng để làm gì?
- HS: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ
? Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài của nhiệt kế
- HS: +Một bảng chia độ
         + Một chất lỏng có màu đỏ
         + Đơn vị
         + GHĐ và ĐCNN
- GV: Giới thiệu chung về cấu tạo của nhiệt kế
- HS: Hoạt động dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất
- GV: Chiếu hình vẽ
- GV: chiếu hình vẽ các loại nhiệt kế
? Nêu tên các loại nhiệt kế
HS: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu
- GV: Giới thiệu một số loại nhiệt kế
? Hoạt động nhóm trong 2 ph tìm GHĐ ĐCNN và công dụng của  các loại nhiệt kế














- GV: Nhận xét và sửa chữa
? Tại sao nhiệt kế y tế chỉ có GHĐ từ 350Cà 420C
- HS: Vì nhiệt độ của cơ thể người không bao giờ xuống quá 350C nhưng cũng không bao giờ lên quá 420C
- GV: Chiếu hình vẽ của nhiệt kế y tế
? Chỗ thắt có tác dụng gì?
- HS: Ngăn không thủy ngân tụt xuống khỏi bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Vì thế mới có thể đọc được nhiệt độ của co thể
? Cho biết thí nghiệm trên dùng để làm gì?
HS: Đo nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C và của hơi nước đang sôi là 1000C
-GV: Cũng làm tương tự như trên người ta dùng nhiệt kế để đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi và của nước đá đang tan và là cơ sở để vẽ vạch chia độ

- GV: Chiếu đoạn videoà Giới thiệu mục 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt giai
- GV: Trình chiếu và nêu về nhiệt giai Xenxniut




? Củng cố nội dung của bài
Hoạt động 3: Trò chơi:” Giải cứu nàng Bạch Tuyết”
- GV: Nêu luật chơi
-HS: Chon các số bất kì từ 1 đến 4

1. Nhiệt kế
a, Thí nghiệm C1
* Dụng cụ






* Tiến hành thí nghiệm
-Bước 1: Lấy nước ở trong chậu đổ vào 3 côc thủy tinh
-Bước 2: Bỏ đá vào cốc a và đổ nước nóng vào cốc c
- Bước 3: Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào bình a, ngón tay trỏ của bàn tay trái vào bình b (để khoảng 1ph)
- Bước 4: Rút cả 2 ngón tay ra vào nhúng vào bình b





















C1: Cảm giác của ngón tay không cho phep chúng ta xác định chính xác mức độ nóng lạnh










b, Tìm hiểu nhiệt kế
*Công dụng:  Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ
* Cấu tạo: bầu, ống quản, cột chất lỏng, thang chia độ







* Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất




Tên
GHĐ
ĐCNN
Công dụng
NK Thủy ngân
-300C
à 1300C
10C
Đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm
NK rượu
-200C
à 500C
10C
Đo nhiệt độ khí quyển
NK y tế
350C
à 420C
0,10C
Đo nhiệt độ cơ thể



















C4 :Ngăn không thủy ngân tụt xuống khỏi bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Vì thế mới có thể đọc được nhiệt độ của co thể



2. Nhiệt giai
a, Nhiệt giai Xenxiut
- Đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi làm 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu 10C
- Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm

Câu 1: Nhiệt kế nào dưới đây được dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi
A.   Nhiệt kế rượu
B.   Nhiệt kế y tế
C.   Nhiệt kế thủy ngân
D.   Cả ba nhiệt kế trên đều không đo được
Đáp án : C
Câu 2:Em hãy cho biết đặt mắt ở vị trí nào đọc đúng số chỉ của nhiệt kế
Đáp án: B
Câu 3: Ô màu đỏ
Giải cứu được nàng Bạch tuyết
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:  nhiệt đô, nhiệt kế, nhiệt giai
Đê đo………(1)…… người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như: ……(2)….thủy ngân,……(3)……rượu……(4)…….kim loại. Ở Việt Nam sử dụng ……(4)…….. Xenxiut


(1): nhiệt độ
(2): nhiệt kế
(3) nhiệt kế
(4) nhiệt kế
(5) nhiệt giai





4. Hướng dẫn về nhà
- BTVN:  22.3 à 22.7trang 69/ SBT
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết



V: RÚT KINH NGHIỆM






Facebook Google twitter
Key word: NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI