A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Câu 1. Những
căn cứ để phân biệt hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men là
A. chất cho và chất nhận điện tử cuối cùng.
B. chất nhận điện tử cuối cùng.
C. chất cho điện tử cuối cùng.
D. chất cho và chất nhận điện tử ban đầu.
Câu 2. Quá
trình lên men rượu etylic từ nguyên liệu tinh bột cần có sự tham gia của các vi
sinh vật
A. nấm men rượu và vi khuẩn lactic.
B. nấm men rượu và nấm mốc.
C. nấm men rượu.
D. nấm mốc và vi khuẩn lactic.
Câu 3. Vi
khuẩn có các hình thức dinh dưỡng
A. quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang tổng hợp, hóa tổng
hợp.
B. quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị
dưỡng.
C. quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị hợp, hóa tổng
hợp.
D. quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang tổng hợp, hóa dị
dưỡng.
Câu 4. Tập hợp
các sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật ?
A.Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo, nấm men.
B.Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh,
nấm men.
C.Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi sinh vật cổ, nấm
men.
D.Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo, địa y.
Câu 5. Các bọt
khí nổi lên khi lên men êtilic đó là khí
A. ôxi B.
cácbônic
C. nitơ D.
hyđro
Câu 6. Kiểu
dinh dưỡng hóa dị dưỡng có
A. nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là
CO2 .
B. nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là
chất hữu cơ .
C. nguồn năng lượng là chất vô cơ, nguồn cacbon chủ yếu
là CO2 .
D. nguồn năng lượng là chất hữu cơ, nguồn cacbon chủ yếu
là chất hữu cơ .
Câu 7. Hô hấp
hiếu khí, kị khí và lên men khác nhau ở
A. chất cho điện tử cuối cùng
B. chất cho điện tử ban đầu.
C. chất nhận điện tử cuối cùng.
D. chất nhận điện tử ban đầu.
Câu 8. Quang
dị dưỡng là phương thức sinh dưỡng của
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D.
vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 9. Hóa
dị dưỡng là phương thức sinh dưỡng của
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D.
vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 10. Quang
tự dưỡng là phương thức sinh dưỡng của
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D. vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 11. Hóa
tự dưỡng là phương thức sinh dưỡng của
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi
sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D.
vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 12. Chất
hữu cơ là nguồn năng lượng và nguồn Cacbon cung cấp cho
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D.
vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 13. ánh
sáng và chất hữu cơ là nguồn năng
lượng và nguồn Cacbon cung cấp cho
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D.
vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 14. Chất
vô cơ và CO2 là nguồn năng lượng và nguồn Cacbon cung cấp cho
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D.
vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 15. ánh
sáng và CO2 là nguồn năng
lượng và nguồn Cacbon cung cấp cho
A. vi khuẩn nitrat hóa B. các vi sinh vật lên men
C. tảo đơn bào D. vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
Câu 16. Quá
trình tổng hợp nào sau đây cần chất mở đầu là ADP-glucôzơ ?
A. Tinh bột và glicôgen ở tảo đơn bào B. Lipit
C. Axit
nuclêic D.
Prôtêin.
Câu 17. Quá trình phân giải ngoại bào có ý
nghĩa
A. bảo vệ
tế bào
B. cung cấp
chất dinh dưỡng
C. loại bỏ
chất không cần thiết
D. giải độc
cho tế bào.
Câu 18. Vi khuẩn
nitơrat hóa có kiểu dinh dưỡng
A. quang di dưỡng
B.
quang tự dưỡng
C. hóa dị dưỡng D.
hóa tự dưỡng
Câu 19. Chất nào sau đây là sản phẩm của lên
men êtilic ?
A. axit axetic B. rượu
C. alđehyl D.
glucô.
Câu 20. Chất nào sau đây là sản phẩm của lên
men lactic ?
A. axit lactic B. rượu
C. alđehyl D.
glucô.
Câu 21. ở vi sinh
vật lipit được tổng hợp từ
A. axit béo và polisaccarit B.
axit béo và glixerol
C. axit béo và glucô D.
axit béo và saccarit
Câu 22. Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng
nhanh là do
A. chuyển
hóa vật chất năng lượng nhanh.
A. chuyển
hóa vật chất năng lượng chậm.
C. sinh sản
nhanh
D. sinh sản
chậm
Câu 23. Làm dưa chua là nhờ vi sinh
vật :
A. vi khuẩn lactic B.
lên men thối
C. vi khuẩn êtilic D.
vi khuẩn vàng
Câu 24. Để
phân giải prôtêin vi sinh vật tiết ra enzim
A. lipaza B.
prôtêaza
C. xellulaza D.
nuclêaza.
Câu 25. Để
phân giải lipit vi sinh vật tiết ra enzim
A. lipaza B.
prôtêaza
C. xellulaza D.
nuclêaza.
Câu 26. Để
phân giải tinh bột vi sinh vật tiết ra enzim
A. lipaza B.
prôtêaza
C. xellulaza D.
amilaza.
Câu 27. Để
phân giải xellulô vi sinh vật tiết ra
enzim
A. lipaza B.
prôtêaza
C. xellulaza D.
nuclêaza.
Câu 28. Vi
khuẩn lam thuộc nhóm
A. thực vật B.
động vật
C. vi sinh vật D.
nấm.
Câu 29. Vi sinh vật hiếu khí là vi sinh vật
A. cần ôxi để sinh trưởng và phát triển.
B. không cần ôxi để sinh trưởng và phát triển.
C. cần cacbonic để sinh trưởng và phát triển.
D. cần mêtan để sinh trưởng và phát triển.
B. SINH
TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT.
Câu 30.
Trong nuôi cấy vi khuẩn liên tục, để không xảy ra pha suy vong thì phải
A. bổ sung liên tục chất dinh dưỡng mới.
B. lấy ra liên tục dịch nuôi cấy.
C. bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới, rút bỏ chất thải
và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
D. không bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới, cũng không
rút bỏ chất thải và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
Câu 31. Làm
sữa chua từ sữa đặc có đường theo cách nào sau đây là đúng ?
A. Pha sữa bằng nước sôi, để nguội 40OC,
cho sữa giống vào, đổ ra cốc nhỏ, ủ ấm 3 – 5’ , bảo quản lạnh.
B. Pha sữa bằng nước sôi, để nguội 40OC,
đổ ra cốc nhỏ, cho sữa giống vào ủ ấm 3 – 5’ , bảo quản lạnh.
C. Pha sữa bằng nước sôi, cho sữa giống vào, để nguội
40OC, đổ ra cốc nhỏ, ủ ấm 3 – 5’ , bảo quản lạnh.
D. Pha sữa bằng nước sôi, ủ ấm 3 – 5’ ,để
nguội 40OC, cho sữa giống vào, đổ ra cốc nhỏ, bảo quản lạnh.
Câu 32. Để
thu sinh khối lớn nhất trong công nghệ vi sinh người ta thường sử dụng phương
pháp
A. nuôi cấy không liên tục.
B. nuôi cấy liên tục.
C. bổ sung liên tục chất dinh dưỡng.
D. liên tục rút bỏ chất thải và sinh khối.
Câu 33.
Vi khuẩn ưa nhiệt là vi khuẩn sinh trưởng tối ưu trong điều kiện nhiệt độ
A. 20 – 30OC. B.
30 – 55OC.
C. 55 – 65OC. D. 65 – 80OC.
Câu 34. Nuôi
cấy 100 vi khuẩn E.Coli trong môi trường đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chúng
phát triển, sau 10h người ta thu được 107374182400 tb vi khuẩn E. Coli. Biết
rằng khả năng phân chia của các E. Coli là như nhau. Số lần phân chia của mỗi
E.Coli ban đầu là
A. 20 lần
B. 30 lần
C. 32 lần
D. 16 lần
Câu 35. Sự
sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là :
A. Tăng thành phần tế bào dẫn đến sự tăng kích thước ở
mỗi tế bào.
B. Tăng số lượng tế bào và quần thể theo cấp số cộng.
C. Tăng số lượng tế bào và quần thể theo cấp số nhân.
D. Tăng thành phần tế bào không tăng kích thước ở mỗi tế
bào.
Câu 36. Khi
nuôi cấy không liên tục đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn thể hiện
tuần tự là
A. lũy thừa, tiềm phát, cân bằng, suy vong.
B. tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong.
C. lũy thừa, cân bằng, tiềm phát, suy vong.
D. cân bằng, lũy thừa, tiềm phát, suy vong.
Câu 37. Đặc
điểm của nuôi cấy không liên tục là
A. không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không
ngừng các chất thải.
B. không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không rút bỏ các
chất thải và sinh khối.
C. bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các
chất thải.
D. bổ sung chất dinh dưỡng mới và không rút bỏ các chất
thải.
Câu 38. Đặc
điểm của nuôi cấy liên tục là
A. không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không
ngừng các chất thải.
B. không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không rút bỏ các
chất thải và sinh khối.
C. bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các
chất thải.
D. bổ sung chất dinh dưỡng mới và không rút bỏ các chất
thải.
Câu 39. Hình
thức sinh sản nào không có ở vi
khuẩn ?
A. Phân đôi B.
Nẩy chồi
C. Bảo tử vô tính D.
Bảo tử hữu tính.
Câu 40. Hình
thức sinh sản nào không có ở nấm ?
A. Phân đôi B.
Nẩy chồi
C. Bảo tử vô tính D.
Bảo tử hữu tính.
Câu 41. Thời
điểm bắt đầu vi khuẩn sinh trưởng là pha
A. tiềm phát B. lũy thừa
C. cân bằng D.
suy vong.
Câu 42. Thời
điểm vi khuẩn trao đổi chất diễn ra mạnh nhất là pha
A. tiềm phát B.
lũy thừa
C. cân bằng D.
suy vong.
Câu 43. Thời
điểm tốc độ sinh trưởng giảm dần là pha
A. tiềm phát B.
lũy thừa
C. cân bằng D.
suy vong.
Câu 44. Thời
điểm tế bào vi khuẩn giảm đi là pha
A. tiềm phát B.
lũy thừa
C. cân bằng D. suy vong.
Câu 45. Căn cứ
vào đâu để chia ra làm 3 môi trường nuôi cấy vi sinh vật ?
A. Thành phần chất dinh dưỡng
B. Thành phần vi sinh vật.
C. Tính chất vật lý của môi trường
D. Tính chất hóa học của môi trường
Câu 46. Môi
trường tổng hợp để nuôi cấy VSV là môi trường gồm có
A. những chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
B. nhiều chất không biết thành phần hóa học và số
lượng.
C. những chất không có thành phần hóa học xác định.
D. nhiều chất nhưng thành phần hóa học và số lượng
không xác định.
Câu 47. Nuôi
cấy vi sinh vật trên môi trường đặc người ta cho thêm vào môi trường lỏng
A. thạch B. tinh bột
C. bột đậu D. nước cơm.
ĐÁP ÁN:
1A
|
2B
|
3B
|
4A
|
5B
|
6D
|
7C
|
8D
|
9B
|
10C
|
11A
|
12B
|
13D
|
14A
|
15C
|
16A
|
17B
|
18D
|
19B
|
20A
|
21B
|
22A
|
23A
|
24B
|
25A
|
26D
|
27C
|
28C
|
29A
|
30C
|
31A
|
32B
|
33C
|
34B
|
35C
|
36B
|
37B
|
38C
|
39D
|
40D
|
41A
|
42B
|
43C
|
44D
|
45A
|
46A
|
47A
|
|