Câu 9. Mô tả thành phần chủ yếu của tế bào.
Hướng dẫn trả lời:
Tế bào được cấu tạo từ 3 thành
phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân)
Câu 10. Mô tả
cấu trúc tế bào vi khuẩn.
Hướng dẫn trả lời:
- Tế bào vi khuẩn
gồm các thành phần cơ bản:
+ Màng sinh
chất: Được cấu tạo từ photpholipit và
prôtêin.
+ Tế bào chất: Là
vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính là
bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.
+ Vùng nhân thường
chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy
nhất.
Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại
tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.
Câu 11. Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
Hướng dẫn trả lời:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội
màng và không có các bào quan có màng bao bọc, chỉ có ribôxôm.
- Có kích thước 1-5µm =
1/10 tế bào nhân thực.
- Tế bào nhỏ thì tỉ lệ
S/V lớn ® trao đổi chất với môi trường nhanh ® Tế bào
sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Câu 12. Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
Hướng dẫn trả lời:
- Kích thước lớn.
- Vật chất di truyền được bao bọc
lớp màng tạo nên cấu trúc gọi là nhân.
- Tế bào chất có hệ thống màng chia
thành các xoang riêng biệt
- Các bào quan có màng bao bọc.
Câu 13. Chức năng của các thành phần trong tế bào nhân
thực đã học.
Hướng dẫn trả lời:
Thành phần
|
Chức năng
|
Nhân tế bào
|
- Chứa toàn bộ thông tin di truyền đặc trưng của loài.
- Trung tâm điều khiển hoạt động của tế bào
|
Lưới nội chất
|
+ Lưới nội chất hạt : là nơi tổng hợp prôtêin
tiết, prôtêin cấu tạo cho tế bào.
+ Lưới nội chất trơn: tham gia tổng hợp lipit,
chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại.
|
Ribôxôm
|
+ Là nơi tổng hợp nên prôtêin.
|
Bộ máy Gôngi
|
+ Đóng gói, lắp ráp và phân phối các sản phẩm của tế bào.
|
Ti thể
|
+ Chuyển hóa đường và
các chất hữu cơ thành nguồn năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.
|
Lục lạp
|
+
Chuyển
quang năng thành hóa năng (quang
hợp)
|
Lizôxôm
|
+ Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương và
các bào quang già.
|
Màng sinh chất
|
+ TĐC với môi trường một cách có chọn
lọc.
+ Thu nhận thông tin.
+ Nhận biết tế bào cùng loại hoặc tế bào lạ nhờ các glicôprôtêin.
|
Câu 14. Phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân
thực;
Hướng dẫn trả lời:
Điểm so sánh
|
Tế bào nhân sơ
|
Tế bào nhân thực
|
- Kích thước
|
Nhỏ hơn
|
Lớn hơn
|
- Thành tế bào
|
Đa số có thành
Murein
|
Đa số không có thành (thực
vật có thành Xenlulo, nấm có thành hemixelulô)
|
- Nhân:
+ Màng nhân
+
Số lượng NST
+
Prôtêin histon
|
Không
1
Không (ở VK)
có (archaea)
|
Màng kép
Nhiều
Có
|
- Tế bào chất:
+ Ribôxôm
+ Lưới nội chất ti thể, gongi, lục lạp….
|
70S
Không
|
80S (70S ở ti thể và lạp
thể)
Có
|
-
Phân bào
|
Phân bào không tơ
|
Phân bào có tơ: nguyên phân,
giảm phân
|
Câu 15.
Phân biệt tế bào thực vật với tế bào động vật.
Hướng dẫn trả lời:
Điểm so sánh
|
TB động vật
|
TB thực vật
|
|
Thường không nhất định
|
Có hình dạng cố định
|
|
- Thường nhỏ hơn, khoảng
20µm
|
- Thường lớn hơn: 50µm
|
Cấu tạo
|
- Không có thành xenlulo
|
- Có thành xenlulo
|
- Không bào nhỏ hoặc không
có
|
- Không bào lớn (không bào
trung tâm)
|
- Không có lục lạp
|
- Có lục lạp
|
- Không có hình dạng cố
định
|
- Hình dạng cố định
|
- Có trung thể
|
- Không có trung thể
|
- Chất dự trữ dưới dạng các
hạt glycogen.
|
- Chất dự trữ dưới dạng các
hạt tinh bột.
|
- Màng sinh chất có nhiều
colesteton .
|
- Màng không có hoặc rất ít
côlestêrôn.
|
Tính chất
|
- Thường có khả năng chuyển
động, phản ứng nhanh
|
- Ít khi chuyển động, phản
ứng chậm
|
Dinh dưỡng
|
- Dị dưỡng
|
- Tự dưỡng
|
Câu 16: Bào quan nào được ví như một “nhà máy điện” của tế bào? Trình bày cấu
trúc và chức năng của bào quan đó.
Hướng dẫn trả lời:
- Ti thể được ví như một “nhà máy
điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào.
a. Cấu trúc
- Phía ngoài ti thể là lớp màng kép
bao bọc.
+ Màng ngoài trơn không gấp khúc.
+ Màng trong: gấp nếp tạo thành các
mào ăn sâu vào chất nền, trên bề mặt các mào có enzim hô hấp.
- Bên trong chất nền có chứa ADN và
ribôxôm.
b. Chức năng
Chuyển hóa đường và các chất hữu cơ
thành nguồn năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.
Câu 17: Trong tế bào, bào quan nào
thực hiện chức năng quang hợp? Trình bày cấu trúc và chức năng của bào quan đó.
Hướng dẫn trả lời:
- Lục lạp là bào quan
thực hiện chức năng quang hợp.
a. Cấu trúc
* Lục lạp là bào quan
chỉ có ở tế bào thực vật.
* Phía ngoài có 2 lớp
màng bao bọc.
* Bên trong gồm 2
thành phần.
- Chất nền không màu
có chứa ADN và ribôxôm.
+ Màng tilacoit có
chứa chất diệp lục và enzim quang hợp.
+ Các tilacoit xếp
chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
+ Grana nối với nhau
bằng hệ thống nội màng.
b. Chức năng
- Lục lạp chứa chất
diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
- Lục lạp nơi thực
hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
Câu 18: Tại sao lá cây có màu xanh?
Màu xanh của lá cây có liên quan đến chức năng quang hợp không? Trong sản xuất
làm thế nào để lá cây nhận được nhiều ánh sáng nhất?
Hướng dẫn trả lời:
- Ta nhìn thấy lá có
màu xanh lục là vì khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục phản xạ lại ánh
sáng màu xanh lục mà không hấp thụ nó. Như vậy, ánh sáng xanh lục mà ta nhìn
thấy ở lá cây không liên quan gì đến quá trình quang hợp.
- Trong sản xuất để
lá cây nhận được nhiều ánh sáng ta cần:
+ Trồng cây với mật
độ thích hợp.
+ Bố trí cây trồng
phù hợp: cây ưa sáng, cây ưa bóng.
Câu 19: Lá của một cây trồng trong bóng râm và lá của một
cây cùng loài trồng ở ngoài nắng thì tế bào lá của cây nào sẽ chứa nhiều lục
lạp hơn? Giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
- Tế bào lá của cây
trồng ở ngoài nắng sẽ chứa nhiều lục lạp hơn. Vì lục lạp được hình thành chủ
yếu ở ngoài sáng.
Câu 20: Tế bào nhân sơ không có lục
lạp và ti thể. Vậy ở tế bào nhân sơ có quá trình quang hợp và hô hấp không?
Hướng dẫn trả lời:
- Ở vi khuẩn lam,
không có lục lạp nhưng có sắc tố làm nhiệm vụ quang hợp.
- Vi khuẩn không có ti thể nhưng có
chuỗi truyền electron và các enzim để thực hiện chức năng hô hấp và tạo
năng lượng.
Câu 21: Trình bày cấu trúc và chức
năng của màng sinh chất.
Hướng dẫn trả lời:
a. Cấu tạo
- Màng sinh chất có
cấu trúc khảm động dày 9nm.
- Gồm 2 thành phần
chính:
* Phôtpholipit:
luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước ra phía ngoài.
+ Phân tử
phôtpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di
chuyển.
* Prôtêin gồm 2 loại (prôtêin xuyên màng
và prôtêin bám màng): vận chuyển các chất ra vào tế bào, tiếp nhận thông tin từ
bên ngoài.
- Các phân tử colesteron xen kẽ trong lớp
phôtpholipit để tăng tính ổn định của màng.
- Các chất lipôprôtêin và glicoprotein như
giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
b. Chức năng
- Trao đổi chất với môi trường có tính
chọn lọc nên màng có tính bán thấm.
- Thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên
ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
- Nhờ màng sinh chất các tế bào có thể nhận biết nhau và nhận biết
các tế bào lạ (nhờ glicoprotein).
Câu 22: Màng
sinh chất ở các loài sinh vật, màng của các bào quan có giống nhau hay không?
Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể
người nhận lại có thể nhận biết được cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan lạ
đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Mô hình cấu trúc màng sinh chất đúng cho
tất cả các loại màng sinh học, kể cả màng của các loài sinh vật hay màng của
các bào quan, nên còn gọi là màng cơ bản hay đơn vị màng. Các màng này chỉ khác
nhau về tỉ lệ, thành phần các chất tham gia vào cấu trúc màng.
- Màng sinh chất của tế bào nhân thực cũng
có cấu tạo chung như màng sinh chất của tế bào nhân sơ nhưng được phân hóa phức
tạp hơn.
- Việc nhận biết các cơ quan lạ khi ghép mô, cơ
quan từ người này sang người khác là do “ dấu chuẩn” trên màng sinh chất. Vì
vậy, sau khi ghép người bệnh cần phải uống thuốc ức chế sự đào thải các cơ quan
ghép.