Đề: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
                                                “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
                                                ……

                                                Đất nước có từ ngày đó”
Mô tả:
Thể loại: Nghị luận vấn đề thuộc tác phẩm văn học
Phạm vi: Ngữ văn 12
Áp dụng: ôn thi ĐH, CĐ, TNTHPT

Khái quát chung những vấn đề liên quan:
ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
A. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.
- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
“Đất Nước” thuộc  phần đầu của chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng – tác phẩm được hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.
B. Nội dung
Phần I: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
1,Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người:
+ Cách thể hiện tự nhiên và bình dị như lời trò chuyện:  “Khi ta lớn lên …ngày đó
+ Đất nước có thể cảm nhận qua những gì hết sức đơn sơ, rất thân thuộc, gần gũi: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu của bà, tình nghĩa thủy chung của cha mẹ,  ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn,.. những phong tục, tập quán riêng biệt có từ lâu đời “tóc mẹ thì bới sau đầu,  các truyền thuyết xa xưa: Trầu cau, Thánh Gióng,Lạc Long Quân và Âu Cơ,  ... Đó chính là đất nước được. cảm nhận ở chiều sâu của văn hoá và lịch sử.
+ Đất nước gắn liền với những không gian sinh tồn cụ thể: “Đất là nơi anh đến trường, …nơi em tắm…, nơi đôi ta hò hẹn...: tác giả chia tách đất nước thành hai yếu tố đất và nước để cảm nhận và suy tư, thể hiện một cái nhìn mới mẻ của tuổi trẻ vừa mang tính cá thể, vừa hết sức táo bạo. Đất nước - không gian tuyệt diệu của tình yêu không chỉ của thế hệ hiện tại là còn là của bao thế hệ đã đi qua, hướng tới cội nguồn “ Những ai đã khuất - Những ai bây giờ - Yêu nhau và sinh con đẻ cái - Gánh vác phần người đi trước để lại - Dặn dò con cháu chuyện mai sau...”
2. Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc:
“Trong anh và em …vẹn tròn to lớn”
3. Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ…muôn đời” 
Phần 2: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.
1. Từ không gian địa lý:
- nhà thơ đã nhìn non sông đất nước trong vẻ đẹp của đời sống tâm hồn nhân dân :Những người vợ nhớ …Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen,  Bà Điểm
=>Mỗi địa danh, mỗi di tích đều gắn với đời sống nhân dân. Chính nhân dân đã dựng lên đất nước, đã đặt tên, đã ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông.
-nhà thơ đi đến những câu thơ có tầm khái quát cao và tràn đầy cảm xúc :
Và ở đâu trên khắp …
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
2. Từ thời gian lịch sử:
- Sự thành đất nước từ lâu đời: Thời gian đằng đẵng… Lạc Long Quân và Âu cơ…”
- Bao thế hệ đã nối tiếp nhau dựng xây, gìn giữ đất nước: Những ai…mai sau”
  - "nhân dân vô danh" đã làm nên đất nước:
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
…Nhưng họ đã làm ra đất nước
3. Từ bản sắc văn hóa:
- gợi nhớ đến các tr thuyết xa xưa: Trầu cau, Thánh Gióng,… nền văn minh sông Hồng cùng những phtục, tập quán riêng biệt có từ lâu đời...
- chính nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc:  “Họ giữ và truyền cho ta…hái trái”
- ND đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau mọi giá trị tinh thần và vật chất của Đất nước từ “hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng …
- ND lại gánh vác việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù: “Có ngoại xâm …… vùng lên đánh bại”
- Nhân dân tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, tính cách dân tộc:
o yêu say đắm và thuỷ chung: “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”,
o Quý trọng nghĩa tình (Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội)
 o Quyết liệt trong chiến đấu với kẻ thù (Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu)
Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
C. Nghệ thuật
Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
D. Ý nghĩa văn bản

Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.

Làm bài 
Đề: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
                                                “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
                                                ……

                                                Đất nước có từ ngày đó”
Soạn tin TAITL 897662 gửi 8682 để lấy mã đọc tiếp bài viết này


Nhập mã

Facebook Google twitter
Key word: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ……Đất nước có từ ngày đó